2157 Lượt xem

Sumo là môn vật đã có lịch sử khoảng 2000 năm và được nhiều người coi là môn thể thao truyền thống của Nhật Bản. Sumo dường như đã là một nét đặc trưng, một biểu tượng trong văn hóa của người Nhật. Khám phá môn đấu vật Sumo truyền thống sẽ giúp du khách hiểu thêm phần nào về lịch sử, văn hóa cũng như con người Nhật Bản. 

Khám phá môn đấu vật Sumo truyền thống

Sumo vốn là nghi thức cầu xin thần linh phù hộ để được bội thu, thường tổ chức trong các đền thờ. Vào thời Nara (thế kỷ 8), sumo được đưa vào các lễ của Hoàng gia và kể từ đó mới bắt đầu có các luật lệ cho môn này cũng như các ngón đòn như ta thấy trong sumo ngày nay. Sumo trở thành thể thao chuyên nghiệp vào đầu thời kỳ Edo (1603-1868).

Khám phá môn đấu vật Sumo truyền thống

Thế giới của sumo đầy những nghi lễ và tất cả các nghi lễ này phải được thực hiện một cách chính xác. Một trong các nghi lễ như vậy là “lễ vào sới của đại vô địch”, tiếng Nhật là yokozuna dohyoiri. Một lễ khác là dampatsushiki, tức là lễ cắt tóc, được tiến hành khi một võ sĩ cấp cao chính thức về hưu. Khi thượng đài, mỗi lực sĩ phải thực hiện một lọat các nghi thức mang tính chất tượng trưng, chẳng hạn súc miệng bằng nước để tẩy rửa cho cơ thể và tâm hồn thanh sạch, dậm đất để xua đuổi tà khí, tung muối để làm sạch sới sắp thi đấu và để tránh bị thương.

Khám phá môn đấu vật Sumo truyền thống

Yếu tố cơ bản trong môn thể thao này là một lực sĩ phải đẩy được đối phương ra khỏi vòng tròn trung tâm trên sới đất nện, cứng như xi-măng gọi là dohyo, hoặc làm cho đối phương chạm xuống nền dohyo bằng bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, trừ bàn chân. Các lực sĩ thường mất tới 4-5 phút đầu trận đấu để thực thi các nghi thức giậm chân, ngồi xổm, thở mạnh, trừng mắt, tung muối, nhưng trận đấu thực sự chỉ diễn ra trong giây lát. Để xác định ai bước ra khỏi vòng hoặc ngã trước thường rất khó khăn, nên đòi hỏi trọng tài và 4 giám khảo phải theo dõi rất sát sao. Trong sumo không có hạn chế về cân nặng nên mộ lực sĩ thượng đài gặp phải đối thủ “to con” gấp đôi mình là chuyện bình thường.

Khám phá môn đấu vật Sumo truyền thống

Để được hòa mình vào không khí gay cấn của một trận đấu vật Sumo, du khách có nên mua vé máy bay đi Nhật Bản vào thời gian diễn ra các giải đấu Sumo. Sáu giải đấu được tổ chức hàng năm tại Nhật Bản : ba giải tại Tokyo ( tháng 1, tháng 5 và tháng 9 ) và một ở Osaka ( tháng 3) , Nagoya ( tháng 7) và Fukuoka ( tháng 11 ) . 

Khám phá môn đấu vật Sumo truyền thống

Ngoài ra, du khách có thể tham gia lễ hội Nakizumo, còn được gọi là “Baby cry sumo”, được tổ chức hàng năm bên ngoài ngôi chùa Phật giáo Senso-ji ở Tokyo. Lễ hội bắt đầu với nghi thức ban phước lành từ các nhà sư, sau đó họ dán lên trán mỗi đứa bé một con tem nghi lễ, mỗi sumo chọn một em bé và được giao nhiệm vụ làm cho nó khóc. Bất cứ ai làm em bé nhỏ giọt nước mắt đầu tiên sẽ là người chiến thắng. Trong trường hợp hai đứa trẻ cùng bắt đầu khóc cùng một lúc thì chiến thắng sẽ thuộc về ai làm em bé của mình khóc to nhất. Lễ hội nhằm mục đích giúp xua đuổi ma quỷ thường quấy nhiễu bọn trẻ.

8721502245_4f4ab54598_z

Để tìm hiểu và khám phá cụ thể hơn về môn đấu vật Sumo cũng như cuộc sống của các võ sĩ Sumo hay tham dự vào các lễ hội Sumo nổi tiếng ở Nhật Bản, quý khách hãy gọi điện thoại tới Đại lý Cebu Pacific để sở hữu một chuyến du lịch thú vị với vé máy bay đi Nhật Bản giá rẻ.

hn - osaka 1

5/5 - (1 bình chọn)
Gọi điện Chat Zalo